当前位置:首页 > Thể thao > Nhận định, soi kèo Yverdon 正文
标签:
责任编辑:Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Al Sadd vs Al Ahli Saudi, 23h00 ngày 3/2: Khác biệt động lực
Đứng ngay cổng, giọng cô hiệu trưởng Nguyễn Thị Diễm Trang nói qua micro sang sảng:
“Hai bạn nữ kia cách nhau 1m, các em đừng đi sát nhau như thế.
Bạn nam kia, thấy bạn phía trước còn đo nhiệt độ thì em đi chậm một chút.
Bạn đi xe đạp hàng thứ 3 đấy vào bãi để xe rồi vào lớp luôn.
Em mặc áo khoác màu đen kia sao đi lung tung vậy.
Bạn nữ kia nhuộm tóc màu vàng đúng không, ngày mai lên phòng tôi…"
![]() |
Cô Diễm Trang cầm micro hướng dẫn học sinh sáng 4/5 |
Đang hướng dẫn các em lớp 9 đảm bảo giãn cách, đo nhiệt độ, khử khuẩn vồi vào lớp thì một học sinh lớp 6 tiến lại. Hôm nay em nhầm lịch nên cũng tới trường.
Bỏ micro xuống, cô Trang nhỏ nhẹ: “Trường có thông báo học sinh khối 6 đi học đâu con. Tuần này chỉ học sinh lớp 9 học thôi. Con qua bên kia ngồi chờ ba mẹ tới đón”.
Quay sang thầy giáo bên cạnh, cô Trang nói “Thầy gọi phụ huynh của học sinh này tới đón con về, em ấy không có điện thoại".
Vừa hướng dẫn, cô Trang thủ thỉ : "Học sinh được nghỉ ở nhà lâu quá, tuổi các em lỡ nhỡ nếu không đưa vào nề nếp khi tới trường rất cực”.
Hơn 30 năm đi dạy, đây là lần đầu tiên nghỉ học lâu như vậy. Ba tháng qua, ngày nào cô cũng tới trường đều đặn. Hôm nay cô đi sớm hơn và có mặt ở trường trước 6h sáng, lúc đường còn vắng.
Học sinh lớp 9 được bố trí đi vào 3 hàng với dây đã chăng ở cổng đường Võ Văn Ngân. Từ tuần sau trường mở thêm cổng ở đường Tô Vĩnh Diện.
Bài toán chia lớp
Trường THCS Lê Quý Đôn có tất cả 55 lớp từ 6-9. Mỗi lớp 45 học sinh. Mỗi phòng được kê 24 bàn. Trước dịch, mỗi bàn 2 học sinh ngồi. Nhà trường cũng triển khai dạy học buổi 2.
Trước ngày học sinh đi học lại, UBND TP.HCM đã ban hành bộ tiêu chí đánh giá mức độ an toàn, trong đó quy định khoảng cách tối thiểu của học sinh trong lớp là 2m; sau đó giảm xuống 1m.
Tuy đã giảm chuẩn như vậy, nhưng trong điều kiện bình thường không chia lớp với những trường như của cô Trang là "điều không thể". Chỉ còn cách tách đôi lớp.
Cô Trang nhẩm tính: “55 lớp với 2.500 học sinh. Mỗi lớp tách làm 2, vậy là có tất cả 110 lớp. Lúc này mỗi lớp mới có 22 em, nhưng phải xếp ngồi dích dắc mới đảm bảo 1m”.
Để đảm bảo tâm lý học sinh, các lớp chia tách sẽ được bố trí phòng phòng học liền kề.
Khó khăn nhất là giáo viên và thời khóa biểu
"Một lớp chia làm 2 thì số tiết một giáo viên phải dạy cũng gấp đôi. Hiện giờ, trường không đủ giáo viên và giáo viên cũng không đủ sức khỏe để giảng dạy hết”- cô Trang nói.
![]() |
Mỗi lớp tách làm 2, mỗi bàn 1 em ngồi so le |
Thiếu giáo viên là khó khăn của nhiều trường nếu phải tách lớp.
Trường THCS Lê Qúy Đôn có 100 giáo viên biên chế. Những tháng qua, các thầy cô vẫn được hưởng lương theo chế độ. Nhưng một số người thuộc bộ phận tạp vụ, giám thị đã được tinh giản. Vì vậy những việc đo nhiệt độ, khử khuẩn hay bố trí học sinh đi vào lớp giáo viên cũng phải hỗ trợ.
Nhìn lại mấy tháng tổ chức dạy trực tuyến, vị hiệu trưởng cho hay đã làm rất bài bản. “Chúng tôi tổ chức dạy tất cả các môn. Đảm bảo thời khóa biểu như bình thường. Mỗi tiết 45 phút. Giáo viên dạy đúng số tiết nên đã cho điểm. Bây giờ chỉ rà soát những học sinh vì điều kiện khách quan không tham gia học trực tuyến. Việc sắp xếp thời khóa biểu lúc này không còn là ngày này, thứ mấy, học bài gì mà dạy theo chủ đề”- cô Trang cho hay.
Để đảm bảo giáo viên, trường tiếp tục bố trí học lệch ca. Buổi sáng khối 9 vào học lúc 7h15, khối 6 lúc 8h. Tương tự như vậy với học sinh khối 7-8 buổi chiều.
Còn môn học, những lớp tăng cường tiếng Anh khi chia đôi thì nửa lớp học vào thứ 2-4-5, nửa lớp còn lại học vào thứ 2-4-6 . Tuần này nửa lớp này học và tuần sau nửa lớp còn lại học. Sắp xếp làm sao để thầy cô dạy lớp đó không thay đổi.
Cô hiệu phó phụ trách chuyên môn Nguyễn Thị Cẩm Vân, bổ sung thêm: “Chúng tôi họp tổ trưởng các bộ môn để sắp xếp chuyên đề cho từng môn bởi phải kết thúc học kỳ II trước ngày 30/6. Trong 6 tuần này thầy cô dạy học trực tiếp kết hợp dạy trực tuyến”.
Để hình dung rõ hơn, cô Vân dẫn chứng: Môn Toán có 4 tiết thực dạy/tuần thì nay dạy 2 tiết ở trường và 2 tiết trực tuyến. Các môn Âm nhạc, Mỹ thuật, Thể dục…trước đây giáo viên có khoảng 20 tiết/tuần, nay tách lớp lên 40 tiết nên cũng phải dạy cả trực tuyến.
“Dù tách lớp nhưng chúng tôi tính toán để khối 9 và 6 học buổi sáng thì giáo viên cũng chỉ dạy buổi sáng. Buổi chiều, các thầy cô ở nhà dạy trực tuyến vừa có thời gian nghỉ vừa hoàn thành chương trình”- cô Vân nói.
Dạy học trực tuyến đã vào nếp
Nhiều căng thẳng nhất theo cô Vân với 110 lớp học mới phải tính toán có 110 thời khóa biểu khác nhau.
Nếu chọn cách làm khỏe cho ban giám hiệu, còn phần khó cho giáo viên, học sinh thì chỉ cần chia nửa học sinh của trường học buổi sáng, nửa còn lại học buổi chiều với 1 thời khóa biểu.
![]() |
"Nếu chúng tôi khỏe giáo viên và học sinh sẽ rất cực"- cô Vân, hiệu phó. |
Ban giám hiệu và tổ trưởng các bộ môn đã tính toán phân chia thời khóa biểu hợp lý để giáo viên dạy buổi nào sẽ chỉ dạy buổi đó. Buổi còn lại, thầy cô dạy trực tuyến và có thời gian nghỉ ngơi.
Cách sắp xếp thời khoá biểu của 1 lớp chia thành 2 phải độc lập nhau. Nếu hôm nay giáo viên dạy toán ở nửa lớp này thì có thể vài ngày sau mới dạy toán ở nửa lớp còn lại.
Cả cô Trang, cô Vân nhìn nhận, trải qua thời gian dạy trực tuyến giáo viên của trường đều nâng trình độ. Nhiều giáo viên tuổi cao cũng mày mò làm cho bằng được và thành công.
70-75% học sinh của Trường THCS Lê Quý Đôn có lực khá giỏi. Phụ huynh cũng là những người có trình độ nên mong ở nhà con cũng được học đàng hoàng. Đây là động lực cho giáo viên giảng dạy bài bản, nghiêm túc. Trở lại trường sau một thời gian dài giãn cách, nhưng cô Trang, cô Vân tin việc dạy học sẽ nhanh chóng đi vào nề nếp, ổn định.
Lê Huyền
Một trong những hình ảnh ấn tượng nhất của ngày 4/5 chính là việc học sinh không chỉ đeo khẩu trang mà còn đeo cả tấm chắn giọt bắn trong lớp học khi trở lại trường, để phòng chống dịch Covid-19.
" alt="Bài toán cân não của hiệu trưởng có 55 lớp học ở Sài Gòn đi học lại sau dịch Covid"/>Bài toán cân não của hiệu trưởng có 55 lớp học ở Sài Gòn đi học lại sau dịch Covid
Cơ hội giành tấm vé dự Champions League mùa tới ngày càng xa tầm với của thầy trò Ralf Rangnick, trong bối cảnh cả Tottenham lẫn Arsenal đang nắm ưu thế về điểm số.
HLV người Đức chia sẻ sau trận: "Tôi không bao giờ nghi ngờ hay đặt câu hỏi về tính cách các cầu thủ. Qua những gì được thấy, tôi không nghĩ MU thiếu bản lĩnh.
Nhưng điều rõ ràng là trong các trận đấu, chúng tôi thường bị thua kém về thể chất so với đối phương, đặc biệt các tình huống một đấu một. Bất cứ khi nào va chạm hay tiếp xúc cơ thể, cầu thủ MU lại thất thế.
Đó là điều mà chúng tôi phải cải thiện trong phần còn lại mùa giải này, thậm chí còn hơn thế nữa cho mùa bóng tới."
Ralf Rangnick chia sẻ thêm: "Thành thật mà nói, phải có một chút DNA trong từng người. Rất khó thay đổi từ một cầu thủ kỹ thuật thành cầu thủ thể lực và hoạt động năng nổ.
Hiện MU có rất nhiều thành viên chơi bóng kỹ thuật. Nếu vào một ngày đẹp trời, chúng tôi linh hoạt và chơi theo nhịp điệu của mình, MU sẽ trội hơn đối phương.
Tuy nhiên, điều này thật khó khăn. Leicester chơi áp sát và thể lực dồi dào xuyên suốt trận đấu. Các thành viên Quỷ đỏ gặp vấn đề vì điều này."
* An Nhi
" alt="Rangnick chỉ ra điểm yếu 'xấu hổ' của cầu thủ MU"/>Các nền tảng mạng xã hội và trò chơi điện tử được thiết kế dựa trên thuật toán "kích thích dopamine" gây nghiện, khiến trẻ mất tập trung vào thực tế và bỏ bê trách nhiệm. Các tính năng tự động phát (autoplay), tự động âm thanh (autosound) và thuật toán liên tục cung cấp nội dung theo sở thích, làm trẻ dán mắt vào các thiết bị điện tử. Đặc biệt, não bộ non nớt của trẻ em rất nhạy cảm, có thể bị "lập trình" bởi các "vòng lặp" nội dung vô bổ và thiếu lành mạnh, làm giảm khả năng tư duy, phát triển trí tuệ, và ảnh hưởng sức khỏe tinh thần.
Về lối sống, tiếp xúc với hình ảnh "ảo hoàn hảo" làm trẻ so sánh bản thân với người khác, dẫn đến trầm cảm và tự ti. Hiện tượng này được gọi là "so sánh xã hội". Trẻ còn chịu áp lực bởi tiêu chuẩn sắc đẹp phi thực tế từ influencer, KOL, và quảng cáo. Nhiều trẻ cố gắng thay đổi hình dáng hoặc phong cách, dẫn đến rối loạn ăn uống và những hành vi không lành mạnh. Cảm giác sợ bị bỏ lỡ (FOMO) khiến trẻ thêm căng thẳng khi thấy mình thiếu các trải nghiệm mà cộng đồng chia sẻ.
Về thể chất, việc lướt mạng hoặc chơi game trễ vào ban đêm gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng đến cảm xúc và việc học tập. Hộp sọ mỏng của trẻ hấp thụ bức xạ điện từ nhiều hơn, gây lo ngại về tác động lâu dài của công nghệ. Ánh sáng xanh từ màn hình làm gián đoạn chu kỳ giấc ngủ và tăng nguy cơ thoái hóa điểm vàng. Trẻ dễ bị hội chứng thị giác màn hình với triệu chứng đau đầu, khô mắt và mỏi mắt. Ngoài ra, tư thế cúi đầu kéo dài gây đau cột sống và hội chứng "text neck" đặc biệt nguy hại trong giai đoạn phát triển xương. Thiếu vận động do sử dụng thiết bị quá mức làm tăng nguy cơ béo phì, tiểu đường, và rối loạn chuyển hóa.
Não của trẻ còn bị ảnh hường bởi những thông tin nhạy cảm và lệch lạc trên mạng, dễ dẫn đến việc bị thao túng về tâm lý và tư duy, từ đó bị thao túng về hành vi.
Tình trạng bắt nạt qua mạng ngày một nghiêm trọng. Trẻ bị quấy rối hoặc làm nhục trực tuyến, gây tổn thương tâm lý. Trẻ cũng dễ bị lôi kéo vào các hành vi không lành mạnh như sử dụng rượu, thuốc lá, chất kích thích, tình dục, bài bạc, và cá độ, gây hậu quả nặng nề đến sức khỏe, tiền bạc, và tương lai.
Ngoài ra, trẻ chưa hiểu rõ tác động của "dấu chân kỹ thuật số", dễ chia sẻ thông tin cá nhân hoặc đăng nội dung ảnh hưởng đến tương lai.
Mạng xã hội và trò chơi cũng làm suy giảm kỹ năng giao tiếp của trẻ. Việc thiếu tương tác ngoài đời thực khiến trẻ thiếu nhạy cảm trước các cảm xúc thật và ngôn ngữ cơ thể. Trẻ quan tâm ưu tiên các mối quan hệ ảo, trở nên tự cô lập với gia đình và bạn bè.
Để bảo vệ trẻ em, nhiều quốc gia áp dụng các biện pháp như giới hạn độ tuổi, kiểm soát nội dung, quyền kiểm soát của phụ huynh, giáo dục kỹ năng số và xây dựng khung pháp lý. Tại Mỹ, Đạo luật bảo vệ quyền riêng tư trẻ em trên mạng (COPPA) yêu cầu người dùng mạng xã hội phải từ 13 tuổi trở lên. Hàn Quốc yêu cầu sự đồng ý của phụ huynh đối với người dùng dưới 16 tuổi. Quy định bảo vệ dữ liệu chung (GDPR) của Liên minh Châu Âu yêu cầu sự đồng ý của phụ huynh khi xử lý dữ liệu cá nhân của trẻ dưới 16 tuổi. Trung Quốc sử dụng hệ thống xác minh danh tính thực để giám sát hoạt động người dùng mạng xã hội và chỉ cho phép trẻ em dưới 14 tuổi sử dụng 40 phút mỗi ngày với nội dung phù hợp.
Tại Việt Nam, Nghị định 147/2024/NĐ-CP sẽ có hiệu lực vào ngày 25/12/2024. Nghị định này quy định trẻ dưới 16 tuổi không được tự tạo tài khoản mạng xã hội, cha mẹ hoặc người giám hộ phải đăng ký thay và giám sát nội dung truy cập của trẻ. Nghị định cũng giới hạn thời gian chơi game trực tuyến cho người dưới 18 tuổi, không quá 60 phút mỗi trò chơi và tổng cộng không quá 180 phút mỗi ngày. Các doanh nghiệp dịch vụ trò chơi điện tử phải thực hiện biện pháp bảo vệ trẻ em, như phân loại trò chơi theo độ tuổi và cung cấp công cụ kiểm soát cho phụ huynh.
Cha mẹ đặc biệt đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ trẻ khỏi tác hại của mạng xã hội. Một biện pháp hiệu quả là tắt (Off/Disable) các tính năng tự động phát và tự động âm thanh. Kinh nghiệm cá nhân cho thấy, việc tắt các tính năng tự động này đã giảm trên 90% thời gian màn hình. Vì vậy, tôi đặc biệt khuyến khích mọi người làm theo. Ngoài ra, cha mẹ có thể giới hạn thời gian sử dụng màn hình thông qua các chức năng tích hợp trên thiết bị hoặc ứng dụng quản lý thời gian: chỉ cho phép trẻ truy cập mạng xã hội hoặc chơi game sau khi hoàn thành bài tập, giúp việc nhà, và không cho phép sử dụng thiết bị điện tử trong giờ ăn hoặc trước khi đi ngủ. Cha mẹ cũng nên là tấm gương, tránh lạm dụng thiết bị điện tử trước mặt trẻ.
Giáo dục trẻ kỹ năng số là cần thiết, để trẻ nhận diện nội dung không phù hợp, thông tin giả, và hành vi bắt nạt. Trẻ cần hiểu cách bảo vệ thông tin cá nhân, tạo mật khẩu mạnh, và chỉ kết bạn với người quen. Tăng cường hoạt động ngoại khóa, thể thao, hoặc giao lưu gia đình là cách giúp trẻ giảm phụ thuộc vào mạng xã hội. Các sở thích như đọc sách, vẽ tranh, học nhạc, hay tham gia các câu lạc bộ như hướng đạo sinh, cờ vua cũng là giải pháp hữu ích.
Mạng xã hội bên cạnh những lợi ích, bộc lộ nhiều mặt tiêu cực cho người dùng, đặc biệt là trẻ em, mà "thối não" có lẽ là một hình ảnh biểu tượng rất dễ hình dung.
Bùi Mẫn
" alt="'Thối não' vì sống ảo"/>Nhận định, soi kèo Al Minaa vs Newroz, 21h00 ngày 4/2: Tin vào chủ nhà
HLV Park Hang Seo đáp trả hành động của người đồng nghiệp Akira Nishino |
Theo ghi nhận, có khá đông phóng viên Thái Lan có mặt tại Hà Nội chuẩn bị tác nghiệp ở cuộc đọ sức giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan trên sân Mỹ Đình tối 19/11. Những phóng viên này không được vào trong trung tâm đào tạo bóng đá trẻ VFF, đã tỏ ra khá buồn, thậm chí có người có bày tỏ sự không hài lòng.
Thế nhưng, có lẽ báo chí xứ Chùa vàng cũng phải tự trách HLV trưởng của tuyển Thái Lan trước, bởi trong hai buổi tập vừa qua, ông Akira Nishino đã "nói không" với giới truyền thông Việt Nam. Thậm chí chiến lược gia người Nhật Bản còn chọn sân tập cách trung tâm Hà Nội tới 40km để giấu bài.
![]() |
Cuộc đối đầu giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan rất căng thẳng |
Bầu không khí trước trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan trở nên rất căng thẳng. Điều này cũng dễ hiểu khi hai đội xem nhau là kình địch và cạnh tranh trực tiếp tấm vé đi tiếp tại bảng G.
Hiện tại, tuyển Việt Nam đang đứng đầu bảng với 10 điểm, trong khi Thái Lan sau trận thua Malaysia xếp thứ 2, với 7 điểm. Trận đấu giữa tuyển Việt Nam và Thái Lan diễn ra vào lúc 20h ngày 19/11.
MỜI XEM VIDEO ĐƯỢC TẠO TỰ ĐỘNG CỦA BÀI VIẾT NÀY
Huy Phong
" alt="Việt Nam Thái Lan: HLV Park Hang Seo đáp trả bất ngờ HLV Thái Lan"/>Việt Nam Thái Lan: HLV Park Hang Seo đáp trả bất ngờ HLV Thái Lan
Nếu như Văn Hậu còn có khả năng đá chính ngay từ đầu, vì trẻ cũng như dễ hoà nhập trở lại với múi giờ, thời tiết... thì Công Phượng hơi khó, bởi vị trí thi đấu khó khăn hơn so với người đàn em đang chơi bóng ở Hà Lan.
Cùng với điều này, và cả việc không được ra sân thi đấu suốt một thời gian dài đã qua thực sự khó để ông Park có thể dám đặt hy vọng vào Công Phượng trong mục tiêu giành trọn 6 điểm trước UAE và Thái Lan tại Mỹ Đình.
![]() |
Màn thể hiện chói sáng của Tuấn Anh và Hùng Dũng |
2. Sau 3 trận đầu tiên tại vòng loại World Cup 2022, điều mà HLV Park Hang Seo hài lòng nhất ngoài kết quả bất bại là màn thể hiện chói sáng, cũng như tương đối hợp giữa Tuấn Anh và Hùng Dũng.
Trong 2/3 trận đấu khó khăn nhất trước Thái Lan và Malaysia, cả tiền vệ đang khoác áo HAGL lẫn người đàn anh đá cặp từ CLB Hà Nội đều thi đấu xuất sắc ngoài mong đợi.
Nói rõ ràng hơn, thành tích bất bại ở vòng loại World Cup 2022 của tuyển Việt Nam đến lúc này có sự đóng góp vô cùng lớn từ “Nhô” và “Chíp” để chắc chắn các trận tới đây trước UAE, Thái Lan cặp đôi này tiếp tục là người giữ hy vọng cho chiến lược gia người Hàn Quốc chứ không phải Công Phượng hay một người khác.
3. Không chỉ hi vọng vào bộ đôi tiền vệ Tuấn Anh, Hùng Dũng... từ những gì đã thể hiện trong các trận đấu gần nhất, HLV Park Hang Seo cũng thừa niềm tin để nghĩ đến chiến thắng trước UAE hay Thái Lan từ những tình huống cố định.
![]() |
đang được ông Park lấy đó là niềm tin chiến thắng của tuyển Việt Nam trước UAE, Thái Lan |
Ngoài các quả phạt trực tiếp dành cơ hội cho Quang Hải ra, thì điều dễ nhận thấy nhất ở tuyển Việt Nam trong các chiến thắng trước Malaysia hay Indonesia là việc biến những tình huống phạt góc thành cơ hội ăn bàn đã nhiều hơn so với trước đây.
Chính bởi độ nguy hiểm cao, có ý đồ hơn đã mang đến cho tuyển Việt Nam cơ hội trước khi thành bàn trong trận đấu với Indonesia, bất chấp phía trong những trung phong mà ông Park Hang Seo sở hữu không có chiều cao quá tốt.
Đặt niềm tin vào Tuấn Anh, Hùng Dũng, cùng với thay đổi rõ rệt về chất lượng trong các tình huống cố định, kèm theo đó là những đường lên bóng từ biên, trước khi xẻ giữa nách các trung vệ và hậu vệ cánh của đối thủ đang giúp tuyển Việt Nam thực sự đáng sợ tại bảng G vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á.
Và với những gì đang có trong tay, người hâm mộ hi vọng trong những ngày tới đây ông Park tiếp tục xây dựng thêm nhiều miếng đánh bất ngờ khác thì chuyện hạ Thái Lan hay UAE chắc không có gì phải nghĩ, kể cả khi Công Phượng mất hút...
MỜI XEM VIDEO ĐƯỢC TẠO TỰ ĐỘNG CỦA BÀI VIẾT NÀY
Mai Anh
" alt="Tuyển Việt Nam: Không Công Phượng, HLV Park Hang Seo cậy vào ai"/>Tuyển Việt Nam: Không Công Phượng, HLV Park Hang Seo cậy vào ai